Chuyển đổi năng lượng,carhartt giảm phát thải
Chia sẻ với báo chí mới đây, ông Craig Bradshaw, Tổng giám đốc Masan High-Tech Materials, đưa ra những góc nhìn mới mà doanh nghiệp này sẽ triển khai để tham gia sâu vào kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Ông Craig Bradshaw chia sẻ về định hướng, hành động Masan High-Tech Materials tham gia phát triển kinh tế xanh |
Masan |
Theo ông Craig Bradshaw, khai mỏ nằm trong số những ngành phát thải khí nhà kính, các bon và phải bắt đầu từ đây để thay đổi giúp khai khoáng thân thiện hơn với môi trường.
Điều đáng mừng, trong ngành khai khoáng trên thế giới hiện nay, nhiều doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi năng lượng. Nếu máy xúc, xe tải trước đây sử dụng dầu diesel thì bây giờ đã chuyển sang năng lượng điện, xe chạy bằng pin hoặc sử dụng điện năng cho pin từ nguồn năng lượng tái tạo.
Masan High-Tech Materials không nằm ngoài xu hướng này khi quyết định đầu tư vào Nyobolt - nhà cung cấp giải pháp công nghệ pin. Cũng theo ông Craig Bradshaw, Masan High-Tech Materials đang nghiên cứu để cải thiện công nghệ pin cho xe tải 300 - 400 tấn và tàu hỏa 1.000 - 1.500 tấn, hướng đến cung cấp giải pháp chuyển đổi năng lượng ở các cơ sở khai khoáng lớn.
Masan High-Tech Materials và Nyobolt nghiên cứu sản xuất pin ứng dụng vonfram được kỳ vọng thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo |
Masan |
Ông Craig Bradshaw cũng dẫn chứng, xu hướng chuyển đổi năng lượng từ động cơ đốt trong sang xe điện, lưu trữ và tái tạo năng lượng… đều cần đến khoáng sản trong ngành khai khác như: liti, grafit, vonfram, florit… Trong đó, Masan High-Tech Materials đang sở hữu mỏ Núi Pháo (H.Đại Từ, Thái Nguyên) có đủ vật liệu, năng lực và công nghệ để sản xuất ra những vật liệu có vai trò then chốt đóng góp phát triển nền kinh tế xanh.
Thành tựu gần đây nhất, Masan High-Tech Materials và Nyobolt hợp tác phát triển pin ứng dụng vật liệu vonfram với tốc độ sạc nhanh 90% trong 5 phút, công suất cao gấp 10 lần, lượng khí thải các bon thấp so với pin thông thường, sẽ thuyết phục được công chúng chuyển sang sử dụng pin vonfram để trở thành những công dân có trách nhiệm với môi trường.
Masan High-Tech Materials đã giữ vị thế số 1 thế giới về tái chế vonfram |
Masan |
Tái chế nâng vị thế Việt Nam
Theo ông Craig Bradshaw, ngay tại Việt Nam, Masan High-Tech Materials đang sản xuất được rất nhiều loại khoáng sản, riêng tái chế vonfram giữ vị thế số 1 thế giới và tiếp tục mong muốn mở rộng năng lực tái chế bằng cách đưa công nghệ sở hữu ở Đức về Việt Nam để sản xuất sản phẩm vonfram, coban từ hoạt động tái chế.
“Trên thế giới, nhiều khách hàng đã yêu cầu 100% vonfram xanh (BTO) được sản xuất từ tái chế nhưng thực tế điều này là không thể. Tuy nhiên, chúng tôi tin có thể đáp ứng khoảng 70% nhu cầu bằng cách tái chế và phần còn lại là từ phương pháp khai thác mới”, ông Craig Bradshaw nói.
Nhìn vào sự phát triển ngành khai khoáng trong tương lai dài hạn, ông Craig Bradshaw cho rằng, phải có một lượng khoáng sản nhất định đến từ khai thác tự nhiên truyền thống mà một lượng khác phải được bổ sung bằng “tái chế phế liệu điện tử” (ngành công nghiệp khai khoáng đô thị hiện đại), để tận dụng phế liệu phát sinh từ ngành công nghiệp và cá nhân; thu gom thiết bị hết vòng đời, chuyển mục đich sử dụng hoặc tái chế, rồi đưa trở lại khoáng vật gốc và quay trở lại chu trình sản xuất.
Masan High-Tech Materials đã được cấp bằng sáng chế về công nghệ tái chế vật liệu pin thải mới tại Đức và đang xây dựng một nhà máy thực nghiệm. Trong tương lai, Masan High-Tech Materials sẽ đưa công nghệ này vào nhà máy tái chế tại Việt Nam.
Trong tương lai, Masan High-Tech Materials sẽ đưa công nghệ tái chế vật liệu pin thải về Việt Nam |
Masan |
“Các loại pin hiện nay đều chứa liti, niken, đồng, coban, vonfram, niobi… ở các mỏ hoặc các bãi chôn lấp. Công nghệ của chúng tôi có thể thu gom pin để tái chế, giảm thiểu tác động tới môi trường và nhu cầu về phát triển các nguồn tài nguyên mới, đồng thời có thể kéo dài vòng đời của những nguồn tài nguyên mới này, từ đó việc khai thác khoáng sản truyền thống chỉ mang tính bổ sung”, ông Craig Bradshaw nói.
Trước đó, tối 13.11, chia sẻ tại hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Việt Nam - Đức, ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan, tiết lộ Tập đoàn Masan cùng với H.C. Starck Tungsten GmbH - công ty thành viên của Masan High-Tech Materials tại Đức đang hợp tác nghiên cứu, tiến tới triển khai dự án xây dựng nhà máy tái chế vonfram đầu tiên tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành trung tâm tái chế vonfram của khu vực.